Rong biển là gì và nguồn gốc của rong biển
Rong biển là một loại thực vật thuộc họ tảo sống trong môi trường nước mặn. Hiện nay trên thế giới, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đứng đầu về sản lượng nuôi trồng rong biển.
Nơi tảo biển sinh sống là nơi hội tụ những bãi triều rộng lớn. Biển phải chứa đầy nước của nhiều con sông, mang theo dinh dưỡng từ những ngọn núi trong đất liền.
Quá trình nuôi trồng rong biển đòi hỏi người nuôi phải thật tỉ mỉ và biết quan sát.
- Hạt giống Nori hay còn gọi là bào tử rong biển sẽ được cấy vào vỏ hàu để phát triển thành bào tử dạng sợi.
- Việc nuôi cấy phải đảm bảo các quy trình khắt khe, duy trì nhiệt độ, thay nước và làm sạch thường xuyên.
- Để nuôi trồng được rong biển có 2 phương pháp đó là đóng cọc treo lưới truyền thống và hình thức nuôi thả nổi.
- Ngư dân nuôi trồng sẽ theo dõi thường xuyên và chăm sóc đến khi rong biển đạt độ dài tiêu chuẩn.
- Quá trình phát triển phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên rất nhiều và đòi hỏi tính chính xác cao.
Rong biển sau khi nuôi trồng sẽ được khai thác và chế biến theo các bước
- Rong biển khi đạt đến độ dài nhất định sẽ được thu hoạch và mang về nhà máy rửa sạch.
- Tiếp đến là quá trình định hình rong biển để phù hợp trong quá trình chế biến.
- Rong biển sau đó được làm khô từ từ bằng cách sấy hoặc phơi.
- Bước cuối cùng đó là kiểm tra lại một lần nữa sản phẩm để tìm dư lượng kim loại. Sau đó rong biển được đem đi đóng gói.
Vì sao lá rong biển lại có màu xanh đen
Nori chứa 4 sắc tố, nhưng các sắc tố này có nhiều đặc điểm khác nhau:
Phycoerythrin (màu đỏ) và phycocyanin (màu xanh lam) rất nhạy cảm với nhiệt.
Rong biển được nướng hoặc sấy, màu xanh lam và đỏ dần biến mất, chỉ còn lại màu xanh lá.
Những tác nhân gây ảnh hưởng cho rong biển
Rong biển rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.
Khi đặt rong biển ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ dễ bị hư hỏng và mất đi độ căng, vị thơm tự nhiên.
Cách bảo quản rong biển
- Rong biển đã lấy ra ngoài không để lại vào nơi lưu trữ
Nếu lấy thừa rong biển sau đó nhét lại vào hộp chứa, nó sẽ làm ẩm các miếng khác. Vì vậy khi sử dụng chỉ nên lấy lượng vừa đủ và chia nhỏ thành nhiều hộp.
- Luôn để nơi khô ráo
Nên sử dụng túi hút ẩm trong các hộp đựng kín và bảo quản ở nơi mát mẻ.
Đối với việc lưu trữ dài hạn, có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh.
- Khi sử dụng rong biển bảo quản trong tủ lạnh, cần để nguyên hộp ở nhiệt độ phòng, sau đó mới lấy ra sử dụng.